zaterdag 3 april 2010

Trắc nghiệm thân tâm (kệ số 338-344)

Là chủ đề tự mình hỏi lại mình, Chỉ cần 5 phúc là Thiện hữu giải đáp xong.

Dựa theo bài kệ thể thơ văn vần trong kinh Pháp Cú của thầy Thiện Nhựt.
Sau đó Thiện hữu chỉ chọn Có hoặc Không! Chúc an vui!

Như cây đốn còn gốc bền, rễ cứng
Sẽ đâm chồi mọc lại vững như xưa,
Gốc ái-dục tuỳ-miên chưa nhổ bứng,
Khổ "sanh-già-chết" cứ mãi dây-dưa.
(Kệ số 338.)
Băm-sáu dòng "ái-dục" cuồn-cuộn chảy,
Đẩy mạnh người mê vào lạc-thú.
Tư-tưởng ái-tham vùng nổi dậy,
Lôi cuốn người tà-kiến như cơn lũ.
(Kệ số 339.)
Dòng "ái-dục" chảy tràn khắp chốn
Khiến dây leo bám chặt, đâm chồi.
Thấy rõ dây leo bò lổn-ngổn,
Với "dao" trí, đoạn hết gốc ngọn.
(Kệ số 340.)
Trong chúng-sanh, niềm vui cuộn chảy
Từ lục-trần, bị ái-dục nhuốm dơ.
Cầu hạnh-phước, nhưng dục-lạc mê-mờ,
Cảnh sanh-già nên mới chịu lấy.
(Kệ số 341.)
Ái-dục bao-vây, người vùng-vẫy
Như thỏ mắc lưới nhảy loanh-quanh.
Hễ còn bị ái-dục hành,
Là còn đau-khổ tử-sanh lâu dài.
(Kệ số 342.)
Ái-dục bao vây, người vùng-vẫy
Như thỏ mắc lưới, nhảy loanh-quanh.
Ly-dục, tỳ-kheo muốn đạt thành
Ái-dục, phải mau nhiếp-phục vậy.
(Kệ số 343.)
Lìa rừng ‘ái’, hướng đến rừng ‘tu’
Bỏ rừng ‘tu’, trở lại nhà nầy.
Xuất-gia hoàn-tục xem đây,
Như người cổi trói lấy dây buộc mình.
(Kệ số 344.)
--------------------------------------------------------

1. a)- Thiện hữu hiểu bài kệ này.
1. b)- Thiện hữu không hiểu bài kệ này.

2. a)- 5 phúc Thiện hữu học thuộc lòng.
2. b)- 5 Phúc Thiện hữu không thể học thuộc lòng.

3. a)- Bài kệ giống trong trường hợp của Thiện hữu.
3. b)- Bài kệ không giống trong trường hợp của Thiện hữu.

4. a)- Thiện hữu sẽ thực hành theo bài kệ này.
4. b)- Thiện hữu không thể thực hành theo bài kệ này.

5. Kết luận bài kệ này nằm trong.

a)- Nhơn Thiện, b)- Quả Thiện,

c)- Nhơn ác, d)- Quả ác.

Ý nghĩa bài kệ:

http://sites.google.com/site/layphat/
http://chonnga.blogspot.com/
http://tracnghiemthantam.blogspot.com/
http://phap-cu.blogspot.com/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten