zondag 25 april 2010

Trắc nghiệm thân tâm.(kệ số 226)

Là chủ đề tự mình hỏi lại mình, Chỉ cần 5 phúc là Thiện hữu giải đáp xong.

Dựa theo bài kệ thể thơ văn vần trong kinh Pháp Cú của thầy Thiện Nhựt.
Sau đó Thiện hữu chỉ chọn Có hoặc Không! Chúc an vui!

Những người tỉnh-giác luôn luôn
Ngày đêm siêng tu Tam-Học,
Chuyên-tâm hướng về Niết-bàn,
Mọi lậu-hoặc được tiêu-tan.
(Kệ số 226.)
--------------------------------------------------------

Câu hỏi

1. a)- Thiện hữu hiểu bài kệ này.
1. b)- Thiện hữu không hiểu bài kệ này.

2. a)- 5 phúc Thiện hữu học thuộc lòng.
2. b)- 5 Phúc Thiện hữu không thể học thuộc lòng.

3. a)- Bài kệ giống trong trường hợp của Thiện hữu.
3. b)- Bài kệ không giống trong trường hợp của Thiện hữu.

4. a)- Thiện hữu sẽ thực hành theo bài kệ này.
4. b)- Thiện hữu không thể thực hành theo bài kệ này.

5. Kết luận bài kệ này nằm trong.

a)- Nhơn Thiện, b)- Quả Thiện,

c)- Nhơn ác, d)- Quả ác.

Ý nghĩa bài kệ:

http://sites.google.com/site/layphat/
http://chonnga.blogspot.com/
http://tracnghiemthantam.blogspot.com/
http://phap-cu.blogspot.com/

1 opmerking:

  1. Giới ,định , huệ là phép tu của người Phật tử.
    Chúng ta có thể thường cho rằng việc giữ giới , tu định làm mất tự do của mình .Giữ gìn giới hạnh có nghĩa là không chìu theo và kềm chế cái tâm phóng túng muốn làm gì mình thích .Thật ra có thể là chúng ta cũng biết là ở đời không phải chúng ta có thể làm bất cứ điều gì mình thích , và hễ muốn điều gì là cần đạt được bằng bất cứ giá nào .Nhưng ở đây chúng ta biết rằng ,đó không phải là sự tự do của con người .Vì nếu có suy nghĩ về tự do như vậy là bạn đang bị lệ thuộc vào những ham muốn của bạn.Người thoát khỏi sự thúc đẩy của mọi ham muốn , mới chính là làm chủ bản thân mình , đó mới là đạt tới tự do .
    Vì vậy giới luật giúp cho người Phật tử có tự do .Vì có giới mới đạt được định và từ định chúng ta có huệ.
    Tu giới , định , huệ là tu Bát Chánh Đạo , vì Bát Chánh Đạo dạy chúng ta 8 pháp hành chân chính của người Phật tử
    CHÁNH NGỮ - sử dụng ngôn ngữ chân chính , có nghĩa là không phạm các giới về khẩu - không nói dối, không ác khẩu, không nói hai lưỡi, không ỷ ngữ .Nói chung là khẩu không nói lời quấy.
    CHÁNH NGHIỆP - tâm không nghĩ việc quấy , thân không làm việc quấy
    CHÁNH MẠNG- nuôi thân mạng bằng nghề nghiệp không phạm 5 giới
    CHÁNH TINH TẤN -siêng năng tin cần hành tu trên con đường chân chính không sai lạc con đường .
    Bốn chánh này bao trùm năm giới thân khẩu ,là pháp hành của môn Giới học

    CHÁNH KIẾN - Trang bị cho mình sự thấy biết không sai về chân lý, như sự hiểu biết về tứ diệu đế , Lục ba la mật , Thật tướng của các pháp ...
    CHÁNH TƯ DUY - thực hành tư duy đúng trên những gì mình học được từ giáo lý , kinh sách .Biết thế nào là đúng , thế nào là sai ?Nếu tư duy đúng thì hành tu đúng , phiền não bớt .Ngược lại nếu thấy tu mà phiền não còn hay tăng thêm là hành tu chưa đúng , do đó cần xem lại tư duy.
    Hai con đường chân chính này nếu đi sát thì người tu đã hành pháp môn Huệ Học

    CHÁNH NIỆM - sự ghi nhớ chân chánh - trong niệm niệm đều là những điều chân chánh khắc ghi .
    CHÁNH ĐỊNH - dùng chân trí nhập vào thiền định vô lậu thanh tịnh, gọi là chánh định.Được chánh định thì trụ ở lý chánh , quyết định không dời đổi .
    Hai pháp hành chân chánh này là môn Định học.

    Tu Bát Chánh Đạo là nhân của Diệt Đế , để đạt Đạo đế .

    ( Sách tham khảo : Giới Thiệu Phật Giáo đến Phần Tử Trí Thức - cư sĩ Vu Lăng Ba )

    BeantwoordenVerwijderen