dinsdag 18 mei 2010

TÂM THẾ NÀO THÌ NHÌN RA THẾ ẤY

Giao lưu số 001-002

I. Mở đề:

Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.

II. Tích truyện:

Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền.
Đông Pha hỏi Phật Ấn:

- Ngài thấy tôi thế nào?

Phật Ấn đáp:

- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!

Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:

- Ông thấy ta ra sao?

Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay:

- Giống một đống phân bò!

Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, về nhà hớn hở nói với Tô tiểu muội:

- Này muội muội, hồi nào tới giờ anh bị Ấn lão cho đo ván mãi, đấu không lại ông ta. Không biết hôm nay Hòa thượng trở cờ hay học sĩ này gặp may mà Ấn lão không còn lời để nói, không có lý để trình đấy.

Nói rồi bèn thuật lại chuyện luận chiến vừa qua. Tô tiểu muội thiên tư hơn người, tài hoa xuất chúng, nghe ca ca kể xong câu chuyện, liền nói:

- Xì, anh thua đậm rồi!

Đông Pha tức quá mắng :

- Ta làm sao lại thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói một lời nào?

Tô tiểu muội nói:

- Này ca ca, tôi xin hỏi anh, Phật quý hay phân bò quý?

Đông Pha nói:

- Đương nhiên là Phật quý rồi!

Tô tiểu muội nói:

- Phật là Ấn lão thấy, còn phân bò là anh thấy, thế có phải là anh bị đánh úp không? Ấn lão đắc thắng hoàn toàn, còn gì để nói nữa!

Đông Pha nghe tiểu muội nói thế, như bong bóng xì hơi, biết rằng bị rơi vào tròng của Phật Ấn, thua một keo nặng.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Có một hôm cô bé và chú tiểu ở bãi cỏ trò chuyện ,cô bé hỏi chú tiểu
Bạn nhìn tôi có đẹp không?
chú tiểu trả lời :
cô đẹp như BỒ TÁT vậy!
rồi chú tiểu hỏi lại cô bé thì cô bé vừa nói vừa cười: nhìn chú giống đóng phân bò
rồi cô đi về nhà vừa cười vừa khoái chí ,nghỉ vì chú tiểu vừa ngu lại vừa đần độn!
còn chú tiểu chỉ xoa xoa cái đầu chỉ mỉm cười
sau khi về đến nhà ,cô bé khoe với anh mình rằng chú tiểu thật ngu ,khen cô đẹp như BỒ TÁT còn cô nói chú tiểu như đóng phân bò và cô phát lên cười thích chí .Anh cô nói:' đóng phân bò là em"
cô bé im bặt ,hỏi anh mình ,tại sao?
anh nói: tâm chú tiểu nhìn ai cũng là Phật là Bồ Tát ,còn tâm của em nhìn ai cũng là đóng phân ,bụng em chứa phân đủ thúi ,tâm em lại mang thêm phân bò ,thế mà còn cười người ta "

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu.


Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nơi muôn pháp, ý đi tiền-đạo;
Ý làm chủ, ý tạo cõi lòng.
Ai đem tâm-ý chẳng trong
Nói năng, hành-động, khổ đồng theo sau;
Như xe chuyển bánh theo trâu kéo hoài.
(Kệ số 001)
Nơi muôn pháp, ý đi tiền-đạo,
Ý làm chủ, ý tạo cõi lòng.
Ai đem tâm-ý sáng trong
Nói năng, hành-động, vui đồng theo sau;
Khác nào bóng chẳng lià hình.
(Kệ số 002)
--------------------------------------------------------

Nghĩa CHỮ:
- muôn pháp: muôn = mười ngàn, ở đây, chỉ số nhiều; pháp = tất cả sự sự, vật vật, có thể đặt tên để gọi. Ví-dụ: cái xe, con trâu, người ta, ý-nghĩ, lời nói, v.v. đều là pháp cả.


- tiền-đạo: tiền = trước; đạo = đường; Ý muốn nói, trong mọi việc, ý khởi lên trước nhứt, dẫn đầu mọi việc khác.

- kinh, kệ: kinh = lời giảng về pháp-tu của Phật hay Bồ-tát, được ghi chép lại; kệ = bài thơ ngắn tóm tắt lại lời kinh đã giảng.

- Pháp-Cú: dịch chữ Pali là Dhammapada. Dhamma = Pháp = ở đây, có nghĩa là pháp-tu, đường lối tu-hành đi tìm Chơn-Lý. Cú = câu văn. Kinh Pháp-Cú nằm trong Tiểu-Bộ-Kinh, thuộc Kinh-Tạng, trong Tam Tạng Kinh-Điển. Kinh nầy ghi chép lại các bài kệ của Phật nói, nhơn một tích chuyện có thật xãy ra. Việc ghi chép nầy được thực-hiện sau khi Đức Phật đã lià đời.

Ý-nghĩa của bài Kệ:


- Ý-nghĩa quan-trọng nhứt của bài Kệ là: trước khi nói-năng hay hành-động, từ trong tâm, ý đã khởi lên trước, khiến cho ta phải nói hay làm theo. Nếu có ý xấu, thì lời nói cùng việc làm, vì đó mà xấu theo. Rồi vì có ác-ý, có lời xấu, có việc làm dữ, nên phải chịu hậu-quả cũng xấu theo, là phải khổ-sở. Hễ có ý chẳng trong-sạch, rồi hành-động, hay nói, sai-lầm, thì sẽ phải khổ, theo sau liền, đâu tránh được. Diễn lại nghĩa nầy, giáo-lý nhà Phật gọi đó là luật Nhơn-quả: gây nhơn ác, chịu quả xấu.

- Hình-ảnh quan-trọng do bài Kệ gợi lên: Câu chót của bài Kệ gợi lên hình-ảnh cái bánh xe lăn theo chơn con trâu kéo phiá trước. Bánh xe chẳng thể ngừng, nếu con trâu phiá trước đang bước tới. Đó cũng như, đã có ý ác sẵn rồi, thì lời nói, việc làm chẳng thể tốt đẹp được. Lại nữa, lời nói, việc làm đã xấu thì người nói hay làm sẽ phải chịu sự khổ sở về sau, chẳng có cách nào thoát khỏi. Hình-ảnh bánh xe đang quay tượng-trưng cho vòng Luân-hồi (Luân = bánh xe; hồi = trở lại; quay hết một vòng rồi trở lại quay tiếp, chẳng ngừng.) Còn ở trong vòng Luân-hồi, là còn phải chịu cảnh sanh, già, bịnh, chết để rồi lại sanh trở lại, nối-tiếp khổ mãi.

- Hình-ảnh do bài Kệ gợi lên: Câu chót của bài Kệ:


"Khác nào bóng chẳng lià hình" đã diễn-tả LUÂT NHƠN-QUẢ rất rõ-ràng bằng hình-ảnh: NHƠN là hình, còn QUẢ là bóng, là ảnh. Khi có ánh-sáng, ta chẳng thấy hình của vật nào mà chẳng có bóng của nó cả. Ở đời cũng vậy, chẳng có một sự-việc nào làm nguyên-nhơn gây ra mà chẳng có hậu-quả của nó đi kèm theo. Chẳng có cách nào để tách rời bóng với hình ra, cũng chẳng có cách nào để khiến cho một nguyên-nhơn chẳng gây ra hậu-quả được.

Trong bài Kệ số 001, tâm-ý chẳng trong-sạch làm nguyên-nhơn gây ra hậu-quả xấu, còn gọi là ác-báo.

Trong bài Kệ số 002, tâm-ý sáng trong làm nguyên-nhơn tạo nên thành-quả tốt, còn gọi là phước-báo.


Ghi Nhớ:

1.- Học thuộc lòng bài Kệ: đặc-biệt ghi nhớ: ý làm chủ, ý gây nên mọi việc khiến ta phải trôi lăn trong cảnh khổ của Luân-hồi.

2.- Trong ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp miệng và nghiệp ý thì ý-nghiệp là quan-trọng nhứt. Vì có nghiệp, nên con người phải chịu khổ trong cảnh Luân-hồi. Vậy, phải làm sao cho nghiệp được trong-sạch, mới dứt hết khổ. Dứt nghiệp bằng cách thanh lọc ý-nghiệp trước.

3.- Tập thanh-lọc tâm-ý: thanh-lọc tâm-ý là làm cho lòng mình được trong-sạch. Bằng cách nào? Bằng cách dẹp bỏ những ý-nghĩ xấu; hễ khi biết mình đang nghĩ quấy, phải liền dứt bỏ. Thí-dụ như đang nhớ đến việc xấu của người, đó là tâm mình đang bị "dơ", dơ vì mình để chỗ xấu của người len lọt vào tâm mình. Ai làm xấu mặc ai, mình chỉ nghĩ tốt.

-ooOoo-
http://sites.google.com/site/layphat/
http://chonnga.blogspot.com/
http://tracnghiemthantam.blogspot.com/
http://phap-cu.blogspot.com/

1 opmerking:

  1. anh có thể chỉ cho em trang web có tất cả các bài kệ được không ạ . Chân thành cám ơn anh .

    BeantwoordenVerwijderen