zaterdag 15 mei 2010

V.- PHẨM NGU.(Kệ số 060-075)

Trắc nghiệm thân tâm.I (bài làm số 18)


I. Mở đề:


Trắc nghiệm: là ôn lại, kiểm soát lại những bài tập, bài học trước khi thi.


Thân tâm: nghĩa là thân thể và tâm ý. Trong danh từ của kinh. Gọi là Danh, Sắc. Hay Thân Khẩu ý. Và bàn rộng ra là. Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Quán duyên sanh khởi thành Thập Nhị Nhân duyên.


Trắc nghiệm thân tâm: Xét lại hành vi tạo tác thiện, ác. Nguyên nhân từ nhân duyên nào, khi chúng ta thấy biết được thì mới tu sửa được.


Trong các bài kệ đã nói lên ba thời trong cuộc sống hàng ngày. “Quá khứ”, “hiện tại”, “tương lại”.


Làm đề tài trắc nghiệm thân tâm là những bài kệ trong kinh Pháp Cú chúng ta đã học qua.


II.Nhập đề:


Ngoài đời khi chúng ta muốn có một tương lai tốt đẹp, chúng ta phải học, để có kinh nghiệm, chứng chỉ, bằng cấp. Thì bắc buộc ta phải học từ thấp, rồi lên cao. Sao đó trắc nghiệm lại hóa trình đã qua, rồi mới thi để lấy bằng cấp.


Khi chúng ta đi làm trong hãng xưởng, người chủ cũng khảo nghiệm, trắc nghiệm, kiến thức, kinh nghiệm. Thì mới giao trách nhiệm ta làm. Nhưng kiến thức kinh nghiệm đó cũng chưa hẳng là đủ. Họ còn đòi hỏi nhân cách ứng xử làm người! có thiện tâm không, có nhiệt tâm trong công việc không v.v. Tóm lại chúng ta cần phải có cã hai thứ, bề ngoài kinh nghiệm, kiến thức nghề nghiệp, còn bên trong phải đầy đủ nhân cách.


Trong đạo thì cũng giống như ngoài đời vậy, nhưng cao hơn một mức nửa là “Nhẫn nhục”, “Tinh tấn”, “Trí huệ và từ bi”. Làm một công việc không ai trả tiền lương, khen thưởng, ăn một thức ăn không ai thích thú, khen ngon. Nhưng chúng ta có hương vị riêng biệt trường tồn, bất vi, bất biến. Không thể diển tả bằng hình tướng, ngôn từ, chỉ người nào nếm được, thì người đó tự hiểu thôi.


Chúng ta đã đọc xong một quyển kinh rồi để đó. Hoặc thực hành cho có lệ, có lúc nhớ, lúc không. Gặp việc vui mừng ta lại quên đi, lòng ta tràn đầy khát ái, dục vọng. Gặp việc buồn phiền, chán nãn lại nhớ đến kinh, do vậy chúng ta thiếu căn bản, rèn luyện, thì khó đạt được thành công.


III. Chánh đề:


Trong Chơn ngã luận, thành lập ra 10 tiểu kệ luận. 10 tiểu kệ luận chia ra làm 2 phần. Phần I. Từ câu hỏi 1 tới 5 câu hỏi là Trắc nghiệm thân tâm, Phần II, Từ câu 6 tới 10 tạm gọi là Thực thi thân tâm.


Phần.I. Trắc nghiệm thân tâm

Là chủ đề tự mình hỏi lại mình, Chỉ cần 5 phúc là Thiện hữu giải đáp xong.
Dựa theo bài kệ thể thơ văn vần trong kinh Pháp Cú của thầy Thiện Nhựt.
Sau đó Thiện hữu chỉ chọn Có hoặc Không! Chúc an vui!

Gồm có 423 bài kệ trong kinh Pháp Cú xem blogspot.com dưới đây.
--------------------------------------------------------

Luận nghĩa câu hỏi:


1. Hiểu! Là bạn có hiểu về Nghĩa, Pháp, Từ, Thuyết trong tiêu đề bài kệ này không. (Nội dung bài kệ, Kinh kệ Pháp, Từ học, Nói lại cho người khác dể hiểu, dể học theo bài kệ.). Là Chơn Ngã Pháp Cú luận (1).


2. Học thuộc lòng bài kệ! – Vì có nhiều thầy, nhiều soạn giả dịch thuật & tìm hiểu. Từ thi kệ, thơ thuần, văn vần. v.v. Do vậy hành giả sẽ tự ý mình lựa chọn, thì mới dể học thuộc lòng và đem ra áp dụng. Là Văn, Thơ, Pháp Cú Kệ (3).


3. Nếu đã hiểu, thuộc lòng rồi, so sánh lại tâm mình, hay đời sống hiện tại có giống trong bài kệ nay! Là Văn Tư Tu Tự Ngã Luận (2).


4. Hành giả đã so sánh rồi, Nếu đúng thì sửa. Thì ngày ngày sẽ tốt đẹp hơn. Là Tứ Diệu Đế Pháp Cú luận (4).


5. Kết luận nhơn quả thiện ác. Thì mới biết rõ đúng sai, trắng đen, phân minh và lấy đó học tập. Là Nhơn Quả Pháp Cú luận (5)

IV. Xét lại:


Các hàng tu sĩ tại gia, lo việc đạo thì ít, việc đời thì nhiều. Đi chùa, nghe Pháp, nghe băng dĩa thì nhiều. Nhưng đa số là chúng ta không hiểu rõ, chỗ nào là gốc, nơi nào là ngọn. Và bắc đầu từ đâu. Chúng ta đâu có hàng ngày phải nghe thầy thuyết pháp đâu. Nên có khi vắn đoạn, thì chúng ta lại mất căn bản, rồi sanh ra chán nản, mất thiện tâm. Nên việc lấy kinh, lấy giới luật làm thầy cũng là đều tốt vậy. Hy vọng mai đây có vị cao minh, vị thiện tri thức sẽ chỉ dạy chúng ta. Bây giờ chúng ta học bao nhiêu đem ra áp dụng bấy nhiêu. Không thành Nhân, cũng thành người thiện lương.

--------------------------------
Trắc nghiệm thân tâm.(kệ số 060)

Là chủ đề tự mình hỏi lại mình, Chỉ cần 5 phúc là Thiện hữu giải đáp xong.
Dựa theo bài kệ thể thơ văn vần trong kinh Pháp Cú của thầy Thiện Nhựt.
Sau đó Thiện hữu chỉ chọn Có hoặc Không! Chúc an vui!

Người trằn-trọc thấy đêm dài vô-tận;
Kẻ mỏi chơn ngao-ngán dặm đường xa.
Hạng ngu-khờ chưa thông Chánh-pháp,
Cõi Luân-hồi, biết thuở nào ra!
(Kệ số 060.)
--------------------------------------------------------

Câu hỏi:

1. a)- Thiện hữu hiểu bài kệ này.
1. b)- Thiện hữu không hiểu bài kệ này.

2. a)- 5 phúc Thiện hữu học thuộc lòng.
2. b)- 5 Phúc Thiện hữu không thể học thuộc lòng.

3. a)- Bài kệ giống trong trường hợp của Thiện hữu.
3. b)- Bài kệ không giống trong trường hợp của Thiện hữu.

4. a)- Thiện hữu sẽ thực hành theo bài kệ này.
4. b)- Thiện hữu không thể thực hành theo bài kệ này.

5. Kết luận bài kệ này nằm trong.

a)- Nhơn Thiện, b)- Quả Thiện,

c)- Nhơn ác, d)- Quả ác.

Ý nghĩa bài kệ:

http://sites.google.com/site/layphat/
http://chonnga.blogspot.com/
http://tracnghiemthantam.blogspot.com/
http://phap-cu.blogspot.com/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten